» Tư vấn » GIỮ AN TOÀN CHO CÔNG NGHỆ IN NHỜ MỰC BẢO MẬT
Giới thiệu cho độc giả các loại mực bảo mật được sử dụng để ứng dụng vào thực tế cho ngành in offset, in lưới và in UV.
  1. Mực chảy màu: biến đổi màu sắc khi nhúng vô nước hoặc dung môi có gốc nước, dù là in bằng màu đen nhưng khi cọ ngón tay vào mực thì lại thấy màu đỏ dính lên tay.

Được chế bằng phương pháp sin offset khô.

Độ bảo mật cao do không thể copy hay sản xuất bằng phương pháp kỹ thuật số.

Do giá khá cao nên không được ứng dụng rộng rãi lắm.

  1. Mực phản ứng tiền kim loại: có màu trắng, không màu, khi cọ tiền đồng vô thì đổi qua màu xám.

Được in bằng Flexo và Offset.

Độ bảo mật rất cao vì sẽ gây ra dấu vết nếu có ý định cạo, thay đổi hoặc lam fgiar thông tin tài liệu.

  1. Mực phát quang vô hình UV: chỉ hiện màu khi chiếu bănngf tia UV, trong điều kiện bình thường thì trong suốt và không thấy màu sắc gì cả.

Bước sóng sử dụng là: UV-A ( 365 nm ), UV-C ( 254 nm).

Có 3 loại: huỳnh quang (dù ngừng chiếu tia UV nhưng vẫn phát sáng), phát quang kép (dưới 2 bước sóng khác nhau thì cho ra 2 màu sắc khác nhau), và phát quang đơn.

Dùng công nghệ in Offset hoặc in lưới.

Khi có ánh sáng UV, mực sẽ đổi nhiều màu sắc khác nhau.

Được ứng dụng rộng rãi trong việc in đồ bảo hộ lao động, đồ thời trang (quần áo, mũ nón, giày dép…)

  1. Mực metameric: tuỳ loại ánh sáng mà có màu sắc khác nhau.

Phải dùng một bộ kính lọc chuyên dụng mới có thể thấy được.

Rất khó sao chép hay tái tạo bằng công nghệ kỹ thuật số.

Muốn nhân đôi bảo mật, chỉ cần tăng thêm ánh sáng huỳnh quang.

Vì khó soi ra, phải dùng kính lọc chuyên biệt nên không được ứng dụng rộng rãi mấy trong thực tế.

  1. Mực phản ứng: chỉ xác minh được khi có một loại đầu viết đặc biệt kich thích, bình thường chỉ thấy trong suốt. In bằng công nghệ pp Offset khô.
  2. Mực không bền khi có dung môi hoá học: sẽ bị hiện ra màu khi tiếp xúc với các dung môi như thuốc tẩy, cồn, aceton, nước…làm cho mực để lại vết khi thấm qua nước. Thực hiện bằng in UV hoặc cũng có thể là in thường, màu không đậm như màu mực truyền thống.
  3. Mực kim loại: khi in màu nhìn giống như kim loại.
  4. Mực hồng ngoại: khi chiếu vào ánh sáng hồng ngoại sẽ thấy mực ẩn hoặc hiện, tuỳ theo 4 màu cơ bản là đen, vàng, đỏ và xanh mà hiện ra màu sắc cụ thể khác nhau.
  5. Mực nhiệt: nếu có nhiệt độ từ 10 đến 47 độ C tác động vào, mực sẽ bị đổi màu, và trở về trạng thái ban đầu khi ngưng cấp nhiệt.
  6. Mực ngũ sắc: tuỳ góc nhìn mà hiện ra màu khác nhau, có loại bán trong suốt hoặc trong suốt.

Tuỳ thuộc vào công nghệ in mà có giá khác nhau, nhưng thường có giá cao.

Được ứng dụng nhiều cho xe máy và các sản phẩm làm từ nhựa do hiện ra những màu sác khác nhau ở các góc độ khác nhau nên nhìn đẹp và lấp lánh.

  1. Mực thẻ cào: giá cả hợp lý, chỉ khoảng 400.000 một ký, được ưa chuộng cho các ứng dụng trong sổ xố, PIN thẻ cào điện thoại, trúng thưởng…
  2. Mực in số bảo an: dưới tác động của ánh sáng cực tím sẽ chuyển màu, màu càng rõ khi chiếu ánh sáng càng mạnh.

Bài viết liên quan